Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

YẾU TỐ VĂN HOÁ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY NGỮ NGHĨA


Bài báo nghiên cứu yếu tố văn hóa trong việc giảng dạy các mối quan hệ ngữ nghĩa trong ngôn ngữ, cụ thể là mối quan hệ nguyên nhân -kết quả trên bình diện cú pháp tiếng Nga và tiếng Việt. Một trong những mối quan hệ ngữ nghĩa quan trọng trong ngôn ngữ là quan hệ nguyên nhân-kết quả, bởi trên thực tế khách quan, mối quan hệ này chi phối và giữ vai trò chủ đạo, nó nêu lên, xác định, làm thay đổi và kéo theo hiện tượng khác, đó là kết quả [9, 6]. Khái niệm đó được phản ánh rất rõ ràng trong ngôn ngữ, cụ thể là trong cú pháp trên các cấp độ: câu đơn và câu phức. Tuy nhiên phương thức biểu đạt mối quan hệ nhân-quả trong mỗi ngôn ngữ lại không giống nhau, điều đó được giải thích bằng yếu tố văn hoá của ngôn ngữ dân tộc ấy.  

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Thành ngữ và tục ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương


Thành Ngữ và Tục Ngữ Trong Thơ Hồ Xuân Hương Đặng Thanh Hòa Người ta thường bảo “Nôm na là cha mách qué”, thế nhưng với thơ Hồ Xuân Hương thì đó lại là một ngoại lệ, bởi vì người đọc nhớ Xuân Hương, yêu Xuân Hương lại chính từ cái sự “mách qué” ấy. Nếu không có cái chất “nôm na”, “mách qué”, “xỏ xiên” đầy tinh quái này thì có lẽ đã không có một Xuân Hương để cho người đời chiêm ngưỡng và tôn vinh Bà thành Bà chúa thơ Nôm trong làng thơ Việt Nam. Chính cái chất nôm na trong thơ của Bà đã tạo nên một chất men xúc tác mãnh liệt trong lòng người đọc.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Luật kinh tế


Là những quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống kinh tế ,từ hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho tới các hoạt động cụ thể trong đầu tư ,kinh doanh của các tổ chức và cá nhân. Các hoạt động không chỉ dừng trong phạm vi của một quốcgia mà còn trải rộng trên phạm vi của khu vực và thế giới, cụ thể:

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Nhập môn lý luận Nhà nước và Pháp luật


Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu khoa học: khoa học nghiên cứu vấn đề gì? Vì vậy vai trò của đối tượng nghiên cứu xác định phạm vi nghiên cứu của khoa học đó . - Đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật là nghiên cứu những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất của 02 hiện tượng nhà nước và pháp luật. + Nghiên cứu quy luật phát sinh, phát triển của nhà nước và pháp luật. + Nghiên cứu những thuộc tính cơ bản nhất của nhà nước và pháp luật. + Nghiên cứu những biểu hiện quan trọng nhất của 02 hiện tượng nhà nước và pháp luật. = Kết luận lý luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu 02 hiện tượng nhà nước và pháp luật một cách toàn diện (nghiên cứu nguồn góc, bản chất).